- Hiện nay có rất nhiều Wap giả mạo KhoTruyenHay.Info, vì vậy các bạn hãy nhớ trang Wap đọc truyện tình yêu, truyện tình cảm, truyện ngắn online, tiểu thuyết tình yêu cập nhật miễn phí hay nhất tại KhoTruyenHay này nhé!
Thông Báo: Tên miền KhoTruyenHay.Info chính thức được sáp nhập vào địa chỉ cũ là KhoTruyenHay.Sextgem.Com vào ngày 18/08/2015. Hãy lưu lại địa chỉ KhoTruyenHay.Info để tiện việc truy cập nhé!
Các bạn hãy Click vào Tham Gia Nhóm của KhoTruyenHay.Info trên FaceBook để giao lưu cùng mọi người nhé!
5. Cái bồn gỗ Hạnh phúc của nửa trước cuộc đời một người có liên quan mật thiết đến tuổi thơ của họ.
Hạnh phúc của nửa sau cuộc đời một người có liên quan mật thiết đến cuộc hôn nhân của họ.
Gia đình của một người và hạnh phúc của người đó về cơ bản có mối quan hệ khăng khít với nhau, như môi với răng. (Cách so sánh có vẻ hơi lập dị nhưng tôi không thấy có gì là bất hợp lý.)
Sau khi tôi chào đời, vì mẹ làm y tá, bố làm giáo viên và công việc bận rộn nên bố mẹ đã gửi tôi về cho bà nội chứ không phải ai khác là vì ông bà ngoại và ông nội tôi đều đã qua đời, chỉ còn mỗi bà nội.
Nhưng bà nội xem ra cũng yếu lắm rồi.
Những kí ức về bà nội của tôi luôn được gắn liền với cái bồn gỗ.
Lúc ở nhà bà nội, hằng ngày bà bỏ tôi vào một chiếc bồn gỗ đường kính khoảng nửa mét, dặn tôi không được bò ra khỏi chiếc bồn này. Sau đó, bà đi làm việc của mình.
Tôi cứ ngồi trong chiếc bồn gỗ nhìn bà nội vo gạo, rửa rau, giặt quần áo, giặt chăn, xem tivi, nghe đài hoặc là cứ nhìn chằm chằm vào tấm sàn bằng nhựa phía ngoài chiéc bồn gỗ, xem những miếng tam giác vuông được cân ghép vào thành hình vuông như thế nào. Sau này mấy bài kiểm tra hình học phẳng của tôi điểm đều rất cao.Chắc là có liên quan đến việc ngồi hàng giờ nhìn những tấm sàn nhựa hình tam giác, hình vuông và chiếc bồn gỗ tròn. Đó chính là những giờ học đầu tiên của tôi.
Trừ việc thỉnh thoảng phải cho tôi đi vệ sinh, bà nội không hề để ý đến tôi.
Chiếc bồn gỗ kia đã giam giữ tất cả niềm vui thích của tôi. Tôi chẳng những không có đồ chơi, không có những vòng tay âu yếm, mà còn không có cả tự do.
Có một lần, chịu không nổi, tôi định bò ra khỏi chiếc bồn gỗ. Tôi thấy bà đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ ở phía đối diện, nhìn thấy tôi bò từng tí, từng tí một ra ngoài, nhưng bà không hề ngăn tôi lại. Tôi nghĩ thầm, chắc bà đang cổ vũ tôi nên mới làm như vậy. Và thế là tôi càng cố gắng để trườn ra khỏi chiếc bồn.
Cuối cùng, "cộc" một cái, trán tôi đập mạnh xuống nền xi măng cứng, máu chảy đầy mặt. Bà đi về phía tôi, mắng tôi xối xả, đánh cho tôi một trận ra trò rồi mới bế tôi đi bệnh viện. Vết sẹo ở trán dài tới 1 cm của tôi mãi mãi nằm ở nói đó. May mà sau này khi lớn lên do để mái, tóc đã che kín nó, cho nên không làm xấu đi khuôn mặt của tôi, nếu không cuộc đời của tôi có lẽ còn thê thảm hơn.
Vết thương trong tim cũng như vết sẹo kia vĩnh viễn ăn sâu trong tôi. Tôi nghiệm ra rằng cho dù là người thân thì cũng không có ai yêu bạn vô điều kiện. Cái thế giới này chẳng có ai là yêu bạn, tốt với bạn vô điều kiện cả.
Sau này lớn lên, tôi nghĩ lại và cho rằng bà nội lúc đó không yêu tôi, không tốt với tôi là bởi vì bà biết trước mình sẽ không thể sống được đến lúc tôi kiếm được nhiều tiền, vì thế bà không muốn đầu tư tình cảm của mình vào một vụ làm ăn cầm chắc thua lỗ đó.
Mặc dù bà nội luôn lạnh nhạt với tôi, nhưng lúc đó tôi vẫn dùng mọi cách của một đứa trẻ con để lấy lòng bà, gây sự chú ý và cầu mong sự thương xót của bà. Tôi khóc lóc, quấy nhiễu nhưng chẳng có cách nào hiệu nghiệm cả.
Có một lần bà ngồi trên cái ghế con nhặt rau, tôi định lại gần bà một lần nữa. Tôi bò ra khỏi cái bồn gỗ, đứng đằng sau lưng bà. Bà không hề phát hiện ra tôi. Thế là tôi lại thử tiến lại gần thêm chút nữa, bà vẫn đang chăm chú nhặt mớ rau của mình. Tôi đứng dựa vào bức tường, cách bà có 1m, và cứ đứng thế nhìn bà.
Chẳng ai biết được lúc sợ hãi đứng dựa vào tường nhìn bà chăm chú tôi đã nghĩ những gì. Thế nhưng sau này khi lớn lên, tôi lại rất dễ dàng nhận ra ánh mắt mong chờ của người khác. Có lẽ chính từ ngày hôm đó, tôi bắt đầu biết cách dùng ánh mắt để biểu lộ sự mong chờ.
Cuối cùng bà cũng phát hiện ra tôi, đẩy tôi về phía sau, bà quát: "Mày đứng đây làm cái gì! Tránh ra!"
Tôi nghĩ rằng đây chính là câu nói đầu tiên mà tôi nhớ mãi trong suốt cuộc đời này.
Cảnh tượng đó mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi, một cô bé đứng dựa vào bức tường đá lạnh, đưa ánh mắt nhìn về phía người bà của mình, sợ sệt nhưng đầy mong chờ. Cô bé chỉ mong có thể lại gần bà một chút, hi vọng được bà xoa đầu mình nhưng tất cả những gì cô nhận được chỉ là một động tác xua đuổi và một câu: "Tránh ra!"
Năm tôi bốn tuổi thì bà mất.
Bà tuy đã mất từ ngày ấy nhưng có một vài ký ức về bà vẫn còn ảnh hưởng đến tôi cho tới tận bây giờ.
Ví dụ như tôi ghét tất cả những thứ làm bằng gỗ. Bây giờ những nhà giàu có thường thích dùng đồ bằng gỗ và cho rằng đó là một hành động trở về với thiên nhiên, là học theo phong cách Bắc Âu, còn tôi cứ nhìn thấy đồ gia dụng bằng gõ là nghĩ ngay đến những năm tháng tuổi thơ sống cùng bà nội.
Hay như việc tôi không "kính trên nhường dưới" cũng vậy. Đi xe bus tôi chưa bao giờ những chỗ cho các bà già, chỉ nhường chỗ cho các ông già.
Còn nữa, tôi không dễ dàng lại gần bất kì ai, bởi vì tôi sợ họ đột nhiên đẩy tôi ngã xuống đất. Bà còn cho tôi biết rằng: Trên thế gian này chẳng có ai là yêu tôi vô điều kiện, kể cả người thân của tôi. Những thứ này đều là món gia tài vĩ đại mà bà đã để lại cho tôi, đủ cho tôi dùng cả một đời.
6. Mẹ tôi
Sau khi bà nội mất, tôi được bố mẹ đón về nhà, bắt đầu một bị kịch khác của cuộc đời.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao bố mẹ lại cãi nhau nhiều đến thế. Ngày đầu tiên tôi về nhà, bố mẹ cãi nhau một trận rất to. Nguyên nhân là do mẹ tôi muốn cởi chiếc áo ngoài của tôi ra và mặc cho một cái khác bởi vì đi xe bus về nó quá bẩn. Còn bố tôi thì cho rằng mẹ tôi không cần phải bới lông tìm vết như vậy. Và cứ thế, mỗi người một câu, nói qua nói lại. Tôi ngồi đực mặt trên chiếc ghế salon, chẳng biết phải làm gì.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã biết rằng bố mẹ tôi ngày nào cũng có những cuộc cãi vã nhỏ, còn những cuộc cãi vã to thì cứ cách một hai ngày lại có một trận.
Mẹ tôi là một y tá, ngoài đặc điểm chung truyền thống của một y tá là cực kỳ ưa sạch sẽ ra, các đặc điểm khác đều không giống với những gì bạn có thể tưởng tượng về một người y tá: giọng nói to, ngữ điệu nặng nặng, tính khí nóng nảy, ngày nào cũng luôn mồm trách móc bố tôi và tôi. Một người phụ nữ mà cứ nói luôn mồm không dứt, thì người đàn ông sẽ hiểu rằng: cái miệng của người phụ nữ dùng để hôn đẹp hơn nhiều so với để nói. Câu "Im lặng là vàng" nhất định là do một người đàn ông nào đó nghĩ ra.
Bây giờ nghĩ lại những gì mẹ tôi nói luôn mồm khi đó, tôi vẫn thấy đau cả đầu. Toàn là những việc nhắc nhở bố con tôi không được mặc quần dài ngồi trên giường, không được phơi khăn mặt và khăn lau chân trên cùng một dây phơi quần áo, không được vứt quần áo và trong tủ mà chưa gấp nếp gọn gàng... Mặc dù về nhà đã rửa tay và sau đó ba phút thì ăn cơm nhưng trước khi ăn cơm mà không rửa tay lại thì mẹ tôi sẽ nổi cáu ngay lập tức. Mẹ tôi sẽ rất thô bạo lôi tôi xềnh xệch vào nhà vệ sinh, bắt tôi rửa tay một lần nữa. Phải làm tôi ướt hết cả người mẹ mới thấy vui vẻ. Tôi thường tự hỏi: không biết bệnh nhân có bị mẹ tôi quát đến nỗi phát tè ra không? Còn tôi, ngày bé toàn bị mẹ quát đến nỗi nước mắt, nước mũi chảy đầm đìa.
Còn bố tôi thì sao? Về đến nhà là đọc báo, đọc từ ngoài ghế salon, đến đọc trên giường. Xem chán rồi thì quay sang cãi nhau với mẹ tôi một trận rồi lại tiếp tục đọc
Sau khi tôi vào lớp Một, cuộc chiến của bố mẹ tôi ngày càng quyết liệt, từ việc cách một hai ngày cãi nhau to một lần bây giờ đã lên thành cách một hai ngày động tay động chân một lần.
Từ khi cuộc chiến trở nên ác liệt, mẹ tôi bắt đầu thích vứt ném đồ, cứ như là vận động viên bóng rổ nào đó nhập hồn vào vậy. Bức ảnh cưới của bố mẹ tôi chính là chiếc rổ bóng. Mẹ tôi cứ tức lên là ném thẳng đồ vào bức ảnh, cố để làm cái khung ảnh vỡ tan.
Đồ đạc trong nhà, bé thì là cái bát, cái đũa, to thì là cái tivi, đều trở thành phế phẩm sau các cuộc chiến. Tôi tận mắt nhìn thấy mẹ tôi ôm cả chiếc tivi ra ban công, dùng hết sức ném xuống dưới, một tiếng "ầm" như tiếng lựu đạn nổ vang lên. Và sau tiếng nổ đó, mẹ tôi sung sướng hể hả vì đã xả được cơn bực tức. Còn bố tôi thì buồn rầu, ủ rũ vì tiếc của.
Sau mỗi lần cuộc chiến của bố mẹ tôi chấm dứt, tôi đều trốn, chạy xuống nhà lần mò trong bãi chiến trường đó, nhặt nhạnh những món đồ vẫn chưa bị phá huỷ hoàn toàn. Rất nhiều quần áo, chăn màn và cả con búp bê vải của tôi, đều là những thứ tôi nhặt về sau mỗi lần như thế.
Khi đó, mẹ tôi dồn hết tâm sức vào để đối phó với bố tôi, gần như chẳng còn tâm sức nào chiếu cố đến tôi, cùng lắm là chỉ trách móc, mắng chửi nhưng không hề động tay động chân.
Trong trí nhớ trước năm bảy tuổi, tôi chỉ bị mẹ tôi đánh có một trận. Câu chuyện thế này:
Lần đó, trong lúc ăn cơm, bố mẹ tôi bỗng dưng cãi nhau. Lúc đó, mẹ tôi đang ăn mỳ. Bỗng nhiên, mẹ tôi cẫm cả bát mỳ giơ cao lên, có lẽ mẹ tôi định vứt chiếc bát xuống đất hoặc úp thẳng lên đầu bố tôi. Kết quả là những sợi mỳ từ bát bay thẳng xuống đầu mẹ tôi. Khung cảnh đó giống hệt như cảnh trong phim hoạt hình Tom và Jerry, tôi không nhịn được, cười phá lên. Thế là mẹ tôi ném chiếc bát xuống trước mặt tôi, lôi tôi từ bàn ăn xuống dưới đất, đánh cho một trận, đánh đến nỗi cái của mông tôi sưng đỏ lên. Kể từ hôm đó, mỗi lần bố mẹ đánh nhau tôi đều trốn đi thật xa, để tránh bị vạ lây.
Năm lên bảy tuổi, tôi đã biết thế nào là người thứ ba. Bởi vì sau khi nghe thấy mẹ tôi lần đầu tiên nhắc đến từ đó, cuộc chiến của bố mẹ tôi ngày càng trở nên gay gắt. Không lâu sau đó, bố mẹ tôi ly dị. Bố tôi và con đĩ - người mà mẹ tôi vẫn hay chì chiết - rời khỏi Vũ Hán, đến Tứ Xuyên sinh sống. Từ đó đến nay, bố chưa lần nào quay về Vũ Hán. Cũng kể từ đó, tôi chưa gặp lại bố lần nào.
Và thế là tôi không có bố nữa. Cả đời, cả kiếp này sẽ không có bố nữa.
Khuyết điểm lớn nhất của người đàn ông là ham muốn được che chở, vì thế ưu điểm lớn nhất của một người phụ nữ là biết khéo léo làm cho mình trở nên yếu đuối.
Sau này lớn lên, tôi cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc bố tôi rời bỏ mẹ là vì mẹ tôi quá mạnh mẽ. Vì thế, tôi đã luyện được khả năng tỏ ra yếu đuối, mảnh mai trước mặt những người đàn ông, bất cứ lúc nào, và ở bất cứ đâu. Đó cũng chính là bài học lớn nhất mà cuộc ly hôn của bố mẹ mang lại cho tôi.
Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi bị mất việc. Mẹ tôi chỉ có trình độ trung cấp, nếu muốn tiếp tục ở lại bệnh viện làm y tá thì bắt buộc phải học lên đến cao đẳng. Nhưng mẹ lại là người vô cũng hiếu thắng, không chịu nhận mình thua kém. Thời gian sau khi mất việc, mẹ tôi cũng chẳng đi tìm công việc mới, cả ngày chỉ có ở nhà để học, thậm chí còn bắt đầu học từng từ tiếng Anh. Cuộc sống của tôi và mẹ tôi rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm nước, quần áo ở trong nhà không giặt bằng máy giặt nữa, dù trời có lạnh đến mấy cũng dùng nước lạnh để giặt quần áo.
Để tiết kiệm điện, tủ lạnh cũng không dùng nữa. Đến mùa hè, đồ thức ăn thừa để qua đêm, mẹ tôi đặt trong cái bồn đựng đầy nước.
Nếu như tôi chưa tan học về nhà, dù nóng đến mấy mẹ tôi cũng không bật quạt. Mà mẹ tôi gốc là người Vân Nam, ở Vũ Hán, đến một người thân để nhờ cậy cũng chẳng có. Nghèo, cũng chỉ có một mình cắn răng mà chịu đựng.
Thời gian đó, tuy nhà rất nghèo nhưng mẹ đối với tôi rất tốt, mặc dù không có bất cứ một cử chỉ biểu lộ tình yêu thương nào. Tôi nhớ rằng dù tối hôm trước mẹ có thức khuya đến mấy thì hôm sau vẫn dậy từ sáng sớm hâm sữa nóng và luộc trứng cho tôi.
Thế nhưng, cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cũng không ổn. Nhà ngày càng nghèo, không thể chờ đến lúc mẹ tôi học xong cao đẳng, tiếp tục quay trở lại bệnh viện làm việc được.
Tôi nhớ rằng sau mỗi lần ăn phải đồ mẹ để qua đêm trong chiếc bồn để nước, tôi đã bị đi ngoài và sốt cao không dứt mấy ngày liền. Mẹ tôi quyết định từ bỏ việc học để đi làm. Và cũng bắt đầu từ đó, mẹ tôi nguyền rủa bố tôi nhiều hơn trước. Mà đúng là nếu như bố mẹ tôi không ly dị, thì ít nhất bố tôi vẫn còn có thể nuôi cả nhà chúng tôi, gánh nặng cuộc sống sẽ không đè nặng lên vai mẹ tôi như lúc này.
Cuối cùng, mẹ tôi cũng xin được một chân bán hàng ở một hiệu thuốc, bắt đầu đi sớm về muộn. Từ lúc đó, tôi bắt đầu biết cách nấu mỳ và làm vài món ăn đơn giản. Lên tám tuổi, tôi không có nhu cầu đặc biệt gì về vật chất. Chỉ cần có cơm ăn, được đi học, được mẹ quan tâm, yêu thương, không bị đánh mắng là đã thấy hạnh phúc rồi.
Khi đó, mẹ vẫn còn yêu tôi.
Tôi nhớ có một lần, nhân ngày 1-6, trường tổ chức một tiết mục biểu diễn đồng ca. Những ai không mặc đồng phục biểu diễn sẽ không được tham gia. Nghĩ đến số tiền phải bỏ ra để mua đồng phục biểu diễn, tôi biết chắc là mẹ sẽ chẳng chi cho tôi khoản tiền đó. Vì thế khi về nhà, tôi đã không mang chuyện đó ra nói với mẹ, và tự ý bỏ buổi biểu diễn ngày hôm sau.
Thế nhưng, tôi đến, tôi nằm mãi vẫn không thể ngủ được, càng nghĩ càng tủi thân vô cùng, nên đã oà khóc. Mẹ nghe thấy tiếng tôi khóc liền chạy vào, nhẹ nhàng với tôi:
"Có chuyện gì vậy con gái?"
Tôi không thể giấu giếm hơn được nữa, oà lên khóc rồi kể hết câu chuyện cho mẹ nghe.
Ngay lúc đó, mẹ liền rút ra 100 tệ đưa cho tôi và nói:
"Con cầm lấy số tiền này, ngày mai mang nộp cho cô giáo để mua một bộ nhé!"
Tôi buồn rầu nhìn mẹ trả lời: "Muộn rồi mẹ ạ, quần áo đấy trường đặt may cho từng người, không thừa ra đâu. Sáng mai đã diễn rồi. Nhưng không sao mẹ ạ, mai con nghỉ ở nhà không đi đến trường là ổn thôi ạ."
Mẹ không nói câu nào đi ra khỏi phòng tôi.
Tôi khóc một lúc rồi mệt, thiếp đi lúc nào chẳng biết. Nửa đêm tỉnh giấc nghe tiếng máy khâu tôi liền chạy ra ngoài xem thì thấy mẹ đang ngồi may một chiếc váy. Hoá ra mẹ đã đến nhà một người bạn ùng lớp tôi mượn bộ quần áo biểu diễn về, sau đó sửa một chiếc váy trắng của mẹ tôi cho giống hệt chiếc váy biểu diễn mẫu.
Đêm hôm ấy, tôi cứ thế ngồi bên cạnh mẹ tôi, xem mẹ sửa chiếc váy cũ đó. Ngày hôm sau, tôi mặc chiếc váy ấy đến trường và chẳng một ai nhận ra đó là chiếc váy mà mẹ tôi đã thức đêm tự may cả.
Chiếc váy đó, tôi vẫn giữ đến tận bây giờ. Sau này, khi mẹ tôi đối xử không tốt với tôi, tôi cứ nhìn chiếc váy ấy, tôi lại khóc. Viết đến đây, sống mũi tôi bỗng thấy cay cay.
Thời gian đó, dù đi làm về muộn thế nào đi nữa, mẹ vẫn kiểm tra bài vở của tôi đầy đủ, sau đó chờ khi tôi đi ngủ mẹ mới về phòng, mang sách ra học. Rất nhiều lần, thức dậy đi vệ sinh, tôi vẫn thấy phòng mẹ sáng đèn.
Tôi biết mẹ tôi rất giỏi. Mẹ nhất định không chịu làm nhân viên bán hàng ở hiệu thuốc mãi. Qủa nhiên sau đó ba năm, mẹ tôi đã nhận tấm bằng cao đẳng. Mẹ lại quay về đơn vị cũ làm y tá, và rất nhanh sau đó, mẹ làm y tá trưởng. Năm đó mẹ ba mươi sáu tuổi. Mẹ tôi là một người phụ nữ đã thông minh, lại cần cù, chịu khó. Điểm này thì tôi và mẹ cực kỳ giống nhau.
Nếu như ngày tháng cứ thế này trôi đi, thì cuộc đời tôi dù không có bố, tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Thế nhưng, cuộc đời chẳng bao giờ được như thế mãi cả. Năm mẹ tôi ba mươi tám tuổi, mẹ có quen với một người đàn ông họ Đồng. Mặc dù tôi không hề thích có một người đàn ông xa lạ nào đó trở thành bố dượng của tôi nhưng nhìn vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của mẹ trong thời gian đó, tôi tự nhủ mẹ cũng phải có quyền được lưạ chọn hạnh phúc cho riêng mình chứ. Có thời gian mẹ tôi hay đưa người đàn ông đó về nhà ăn cơm.
Nhưng chưa bao giờ để người đàn ông đó ngủ qua đêm, bởi vì tôi luôn canh chừng mẹ tôi rất cẩn thận. Nếu ông ta không ra khỏi nhà thì tôi cứ ngồi lì ở trong phòng của mẹ, buộc ông ta ngồi chán thì phải tự động đứng dậy ra về.
Sau đó, người đàn ông họ Đồng ấy vì muốn mở một cửa hàng bán thuốc nên tìm mẹ tôi để vay tiền. Cụ thể là bao nhiêu tiền thì tôi cũng không nắm được nhưng tôi nghĩ số tiền đó không ít, có thểmẹ đã đưa cho ông ta toàn bộ số tiền tiết kiệm mấy năm gần đây của mẹ. Vì sau đó không lâu, tôi phát hiện ra nhà tôi lại nghèo đến mức không thể đóng tiền nước, tiền điện, ngay cả tiền học thêm của tôi, mẹ cũng không có đủ.
Mẹ tôi chung thuỷ và si tình. Điểm này, tôi cũng được kế thừa.
Người đàn ông đó sau khi cầm được tiền của mẹ thì cao chạy xa bay, không còn xuất hiện thêm bất cứ một lần nào nữa, cứ như thế ông ta đã chết rồi vậy.
Từ đó, tính khí của mẹ tôi thay đổi hẳn. Có thể cũng có liên quan đến độ tuổi của mẹ tôi. Mẹ tôi cứ hai, ba ngày lại mắng tôi, đánh tôi, dạy dỗ tôi. Tôi làm cái gì mẹ cũng không thấy vừa lòng. Tôi nói cái gì cũng sai. Dường như mẹ đã trút tất cả những oán hận của cuộc đời mình vào tôi vậy.
Sau khi bà nội mất, tôi được bố mẹ đón về nhà, bắt đầu một bị kịch khác của cuộc đời.
Tôi không thể hiểu nổi tại sao bố mẹ lại cãi nhau nhiều đến thế. Ngày đầu tiên tôi về nhà, bố mẹ cãi nhau một trận rất to. Nguyên nhân là do mẹ tôi muốn cởi chiếc áo ngoài của tôi ra và mặc cho một cái khác bởi vì đi xe bus về nó quá bẩn. Còn bố tôi thì cho rằng mẹ tôi không cần phải bới lông tìm vết như vậy. Và cứ thế, mỗi người một câu, nói qua nói lại. Tôi ngồi đực mặt trên chiếc ghế salon, chẳng biết phải làm gì.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã biết rằng bố mẹ tôi ngày nào cũng có những cuộc cãi vã nhỏ, còn những cuộc cãi vã to thì cứ cách một hai ngày lại có một trận.
Mẹ tôi là một y tá, ngoài đặc điểm chung truyền thống của một y tá là cực kỳ ưa sạch sẽ ra, các đặc điểm khác đều không giống với những gì bạn có thể tưởng tượng về một người y tá: giọng nói to, ngữ điệu nặng nặng, tính khí nóng nảy, ngày nào cũng luôn mồm trách móc bố tôi và tôi. Một người phụ nữ mà cứ nói luôn mồm không dứt, thì người đàn ông sẽ hiểu rằng: cái miệng của người phụ nữ dùng để hôn đẹp hơn nhiều so với để nói. Câu "Im lặng là vàng" nhất định là do một người đàn ông nào đó nghĩ ra.
Bây giờ nghĩ lại những gì mẹ tôi nói luôn mồm khi đó, tôi vẫn thấy đau cả đầu. Toàn là những việc nhắc nhở bố con tôi không được mặc quần dài ngồi trên giường, không được phơi khăn mặt và khăn lau chân trên cùng một dây phơi quần áo, không được vứt quần áo và trong tủ mà chưa gấp nếp gọn gàng... Mặc dù về nhà đã rửa tay và sau đó ba phút thì ăn cơm nhưng trước khi ăn cơm mà không rửa tay lại thì mẹ tôi sẽ nổi cáu ngay lập tức. Mẹ tôi sẽ rất thô bạo lôi tôi xềnh xệch vào nhà vệ sinh, bắt tôi rửa tay một lần nữa. Phải làm tôi ướt hết cả người mẹ mới thấy vui vẻ. Tôi thường tự hỏi: không biết bệnh nhân có bị mẹ tôi quát đến nỗi phát tè ra không? Còn tôi, ngày bé toàn bị mẹ quát đến nỗi nước mắt, nước mũi chảy đầm đìa.
Còn bố tôi thì sao? Về đến nhà là đọc báo, đọc từ ngoài ghế salon, đến đọc trên giường. Xem chán rồi thì quay sang cãi nhau với mẹ tôi một trận rồi lại tiếp tục đọc
Sau khi tôi vào lớp Một, cuộc chiến của bố mẹ tôi ngày càng quyết liệt, từ việc cách một hai ngày cãi nhau to một lần bây giờ đã lên thành cách một hai ngày động tay động chân một lần.
Từ khi cuộc chiến trở nên ác liệt, mẹ tôi bắt đầu thích vứt ném đồ, cứ như là vận động viên bóng rổ nào đó nhập hồn vào vậy. Bức ảnh cưới của bố mẹ tôi chính là chiếc rổ bóng. Mẹ tôi cứ tức lên là ném thẳng đồ vào bức ảnh, cố để làm cái khung ảnh vỡ tan.
Đồ đạc trong nhà, bé thì là cái bát, cái đũa, to thì là cái tivi, đều trở thành phế phẩm sau các cuộc chiến. Tôi tận mắt nhìn thấy mẹ tôi ôm cả chiếc tivi ra ban công, dùng hết sức ném xuống dưới, một tiếng "ầm" như tiếng lựu đạn nổ vang lên. Và sau tiếng nổ đó, mẹ tôi sung sướng hể hả vì đã xả được cơn bực tức. Còn bố tôi thì buồn rầu, ủ rũ vì tiếc của.
Sau mỗi lần cuộc chiến của bố mẹ tôi chấm dứt, tôi đều trốn, chạy xuống nhà lần mò trong bãi chiến trường đó, nhặt nhạnh những món đồ vẫn chưa bị phá huỷ hoàn toàn. Rất nhiều quần áo, chăn màn và cả con búp bê vải của tôi, đều là những thứ tôi nhặt về sau mỗi lần như thế.
Khi đó, mẹ tôi dồn hết tâm sức vào để đối phó với bố tôi, gần như chẳng còn tâm sức nào chiếu cố đến tôi, cùng lắm là chỉ trách móc, mắng chửi nhưng không hề động tay động chân.
Trong trí nhớ trước năm bảy tuổi, tôi chỉ bị mẹ tôi đánh có một trận. Câu chuyện thế này:
Lần đó, trong lúc ăn cơm, bố mẹ tôi bỗng dưng cãi nhau. Lúc đó, mẹ tôi đang ăn mỳ. Bỗng nhiên, mẹ tôi cẫm cả bát mỳ giơ cao lên, có lẽ mẹ tôi định vứt chiếc bát xuống đất hoặc úp thẳng lên đầu bố tôi. Kết quả là những sợi mỳ từ bát bay thẳng xuống đầu mẹ tôi. Khung cảnh đó giống hệt như cảnh trong phim hoạt hình Tom và Jerry, tôi không nhịn được, cười phá lên. Thế là mẹ tôi ném chiếc bát xuống trước mặt tôi, lôi tôi từ bàn ăn xuống dưới đất, đánh cho một trận, đánh đến nỗi cái của mông tôi sưng đỏ lên. Kể từ hôm đó, mỗi lần bố mẹ đánh nhau tôi đều trốn đi thật xa, để tránh bị vạ lây.
Năm lên bảy tuổi, tôi đã biết thế nào là người thứ ba. Bởi vì sau khi nghe thấy mẹ tôi lần đầu tiên nhắc đến từ đó, cuộc chiến của bố mẹ tôi ngày càng trở nên gay gắt. Không lâu sau đó, bố mẹ tôi ly dị. Bố tôi và con đĩ - người mà mẹ tôi vẫn hay chì chiết - rời khỏi Vũ Hán, đến Tứ Xuyên sinh sống. Từ đó đến nay, bố chưa lần nào quay về Vũ Hán. Cũng kể từ đó, tôi chưa gặp lại bố lần nào.
Và thế là tôi không có bố nữa. Cả đời, cả kiếp này sẽ không có bố nữa.
Khuyết điểm lớn nhất của người đàn ông là ham muốn được che chở, vì thế ưu điểm lớn nhất của một người phụ nữ là biết khéo léo làm cho mình trở nên yếu đuối.
Sau này lớn lên, tôi cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc bố tôi rời bỏ mẹ là vì mẹ tôi quá mạnh mẽ. Vì thế, tôi đã luyện được khả năng tỏ ra yếu đuối, mảnh mai trước mặt những người đàn ông, bất cứ lúc nào, và ở bất cứ đâu. Đó cũng chính là bài học lớn nhất mà cuộc ly hôn của bố mẹ mang lại cho tôi.
Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi bị mất việc. Mẹ tôi chỉ có trình độ trung cấp, nếu muốn tiếp tục ở lại bệnh viện làm y tá thì bắt buộc phải học lên đến cao đẳng. Nhưng mẹ lại là người vô cũng hiếu thắng, không chịu nhận mình thua kém. Thời gian sau khi mất việc, mẹ tôi cũng chẳng đi tìm công việc mới, cả ngày chỉ có ở nhà để học, thậm chí còn bắt đầu học từng từ tiếng Anh. Cuộc sống của tôi và mẹ tôi rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Để tiết kiệm nước, quần áo ở trong nhà không giặt bằng máy giặt nữa, dù trời có lạnh đến mấy cũng dùng nước lạnh để giặt quần áo.
Để tiết kiệm điện, tủ lạnh cũng không dùng nữa. Đến mùa hè, đồ thức ăn thừa để qua đêm, mẹ tôi đặt trong cái bồn đựng đầy nước.
Nếu như tôi chưa tan học về nhà, dù nóng đến mấy mẹ tôi cũng không bật quạt. Mà mẹ tôi gốc là người Vân Nam, ở Vũ Hán, đến một người thân để nhờ cậy cũng chẳng có. Nghèo, cũng chỉ có một mình cắn răng mà chịu đựng.
Thời gian đó, tuy nhà rất nghèo nhưng mẹ đối với tôi rất tốt, mặc dù không có bất cứ một cử chỉ biểu lộ tình yêu thương nào. Tôi nhớ rằng dù tối hôm trước mẹ có thức khuya đến mấy thì hôm sau vẫn dậy từ sáng sớm hâm sữa nóng và luộc trứng cho tôi.
Thế nhưng, cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cũng không ổn. Nhà ngày càng nghèo, không thể chờ đến lúc mẹ tôi học xong cao đẳng, tiếp tục quay trở lại bệnh viện làm việc được.
Tôi nhớ rằng sau mỗi lần ăn phải đồ mẹ để qua đêm trong chiếc bồn để nước, tôi đã bị đi ngoài và sốt cao không dứt mấy ngày liền. Mẹ tôi quyết định từ bỏ việc học để đi làm. Và cũng bắt đầu từ đó, mẹ tôi nguyền rủa bố tôi nhiều hơn trước. Mà đúng là nếu như bố mẹ tôi không ly dị, thì ít nhất bố tôi vẫn còn có thể nuôi cả nhà chúng tôi, gánh nặng cuộc sống sẽ không đè nặng lên vai mẹ tôi như lúc này.
Cuối cùng, mẹ tôi cũng xin được một chân bán hàng ở một hiệu thuốc, bắt đầu đi sớm về muộn. Từ lúc đó, tôi bắt đầu biết cách nấu mỳ và làm vài món ăn đơn giản. Lên tám tuổi, tôi không có nhu cầu đặc biệt gì về vật chất. Chỉ cần có cơm ăn, được đi học, được mẹ quan tâm, yêu thương, không bị đánh mắng là đã thấy hạnh phúc rồi.
Khi đó, mẹ vẫn còn yêu tôi.
Tôi nhớ có một lần, nhân ngày 1-6, trường tổ chức một tiết mục biểu diễn đồng ca. Những ai không mặc đồng phục biểu diễn sẽ không được tham gia. Nghĩ đến số tiền phải bỏ ra để mua đồng phục biểu diễn, tôi biết chắc là mẹ sẽ chẳng chi cho tôi khoản tiền đó. Vì thế khi về nhà, tôi đã không mang chuyện đó ra nói với mẹ, và tự ý bỏ buổi biểu diễn ngày hôm sau.
Thế nhưng, tôi đến, tôi nằm mãi vẫn không thể ngủ được, càng nghĩ càng tủi thân vô cùng, nên đã oà khóc. Mẹ nghe thấy tiếng tôi khóc liền chạy vào, nhẹ nhàng với tôi:
"Có chuyện gì vậy con gái?"
Tôi không thể giấu giếm hơn được nữa, oà lên khóc rồi kể hết câu chuyện cho mẹ nghe.
Ngay lúc đó, mẹ liền rút ra 100 tệ đưa cho tôi và nói:
"Con cầm lấy số tiền này, ngày mai mang nộp cho cô giáo để mua một bộ nhé!"
Tôi buồn rầu nhìn mẹ trả lời: "Muộn rồi mẹ ạ, quần áo đấy trường đặt may cho từng người, không thừa ra đâu. Sáng mai đã diễn rồi. Nhưng không sao mẹ ạ, mai con nghỉ ở nhà không đi đến trường là ổn thôi ạ."
Mẹ không nói câu nào đi ra khỏi phòng tôi.
Tôi khóc một lúc rồi mệt, thiếp đi lúc nào chẳng biết. Nửa đêm tỉnh giấc nghe tiếng máy khâu tôi liền chạy ra ngoài xem thì thấy mẹ đang ngồi may một chiếc váy. Hoá ra mẹ đã đến nhà một người bạn ùng lớp tôi mượn bộ quần áo biểu diễn về, sau đó sửa một chiếc váy trắng của mẹ tôi cho giống hệt chiếc váy biểu diễn mẫu.
Đêm hôm ấy, tôi cứ thế ngồi bên cạnh mẹ tôi, xem mẹ sửa chiếc váy cũ đó. Ngày hôm sau, tôi mặc chiếc váy ấy đến trường và chẳng một ai nhận ra đó là chiếc váy mà mẹ tôi đã thức đêm tự may cả.
Chiếc váy đó, tôi vẫn giữ đến tận bây giờ. Sau này, khi mẹ tôi đối xử không tốt với tôi, tôi cứ nhìn chiếc váy ấy, tôi lại khóc. Viết đến đây, sống mũi tôi bỗng thấy cay cay.
Thời gian đó, dù đi làm về muộn thế nào đi nữa, mẹ vẫn kiểm tra bài vở của tôi đầy đủ, sau đó chờ khi tôi đi ngủ mẹ mới về phòng, mang sách ra học. Rất nhiều lần, thức dậy đi vệ sinh, tôi vẫn thấy phòng mẹ sáng đèn.
Tôi biết mẹ tôi rất giỏi. Mẹ nhất định không chịu làm nhân viên bán hàng ở hiệu thuốc mãi. Qủa nhiên sau đó ba năm, mẹ tôi đã nhận tấm bằng cao đẳng. Mẹ lại quay về đơn vị cũ làm y tá, và rất nhanh sau đó, mẹ làm y tá trưởng. Năm đó mẹ ba mươi sáu tuổi. Mẹ tôi là một người phụ nữ đã thông minh, lại cần cù, chịu khó. Điểm này thì tôi và mẹ cực kỳ giống nhau.
Nếu như ngày tháng cứ thế này trôi đi, thì cuộc đời tôi dù không có bố, tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Thế nhưng, cuộc đời chẳng bao giờ được như thế mãi cả. Năm mẹ tôi ba mươi tám tuổi, mẹ có quen với một người đàn ông họ Đồng. Mặc dù tôi không hề thích có một người đàn ông xa lạ nào đó trở thành bố dượng của tôi nhưng nhìn vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của mẹ trong thời gian đó, tôi tự nhủ mẹ cũng phải có quyền được lưạ chọn hạnh phúc cho riêng mình chứ. Có thời gian mẹ tôi hay đưa người đàn ông đó về nhà ăn cơm.
Nhưng chưa bao giờ để người đàn ông đó ngủ qua đêm, bởi vì tôi luôn canh chừng mẹ tôi rất cẩn thận. Nếu ông ta không ra khỏi nhà thì tôi cứ ngồi lì ở trong phòng của mẹ, buộc ông ta ngồi chán thì phải tự động đứng dậy ra về.
Sau đó, người đàn ông họ Đồng ấy vì muốn mở một cửa hàng bán thuốc nên tìm mẹ tôi để vay tiền. Cụ thể là bao nhiêu tiền thì tôi cũng không nắm được nhưng tôi nghĩ số tiền đó không ít, có thểmẹ đã đưa cho ông ta toàn bộ số tiền tiết kiệm mấy năm gần đây của mẹ. Vì sau đó không lâu, tôi phát hiện ra nhà tôi lại nghèo đến mức không thể đóng tiền nước, tiền điện, ngay cả tiền học thêm của tôi, mẹ cũng không có đủ.
Mẹ tôi chung thuỷ và si tình. Điểm này, tôi cũng được kế thừa.
Người đàn ông đó sau khi cầm được tiền của mẹ thì cao chạy xa bay, không còn xuất hiện thêm bất cứ một lần nào nữa, cứ như thế ông ta đã chết rồi vậy.
Từ đó, tính khí của mẹ tôi thay đổi hẳn. Có thể cũng có liên quan đến độ tuổi của mẹ tôi. Mẹ tôi cứ hai, ba ngày lại mắng tôi, đánh tôi, dạy dỗ tôi. Tôi làm cái gì mẹ cũng không thấy vừa lòng. Tôi nói cái gì cũng sai. Dường như mẹ đã trút tất cả những oán hận của cuộc đời mình vào tôi vậy.